Lợi ích của thiền
New Page 1

by WOWSlider.com v3.9
New Page 1
New Page 1

  NỖI L̉NG CỦA MỘT CỰU NỮ SINH NHA TRANG
  TIN VUI: Kỷ niệm 60 năm lễ cưới của Thầy Cô BÙI NGOẠN LẠC
»Xem thêm    


 Ảnh đại hội 2011

3lt.0730.lt37.1.jpg

Views: 2890

0764.lt44.jpg

Views: 3613

set 9.1.jpg

Views: 2925

set 13.1.jpg

Views: 3863

picnic hn 2010 sj.jpg

Views: 2755

a. tns 00278.jpg

Views: 2862
Xem thêm
Cập nhật danh sách VTNTHNT
Viễn Xứ

Xem danh sách
Facebook
 Nhấn nút "like" duới đây để ủng hộ Vơ Tánh Nữ Trung Học Nha Trang!

 

Thưởng Thức


Lợi ích của thiền
26-08-2012


 
 Lợi ích của thiền 
 
Một số căn bệnh như SARS, cúm gia cầm, viêm màng não, nhiễm khuẩn do tụ cầu, bệnh than, tiêu chảy, dại, sốt xuất huyết, viêm phổi, dịch hạch, cúm và các bệnh nhiễm khuẩn khác là những nguyên nhân làm suy yếu hệ thống miễn dịch cơ thể. Khi cơ thể con người bị virus tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ tự động tạo ra các thành tố (gọi là kháng thể) để chống lại virus, nhằm tiêu diệt các nguy cơ gây bệnh.
GS/TS Lili Feng - chuyên gia về miễn dịch và sinh học phân tử (Đại học Y Baylor của Mỹ) - cho rằng: Tất cả các bộ phận trong cơ thể con người có mối liên quan một cách chặt chẽ đến lĩnh vực miễn dịch tinh thần. Miễn dịch tinh thần có thể tạo ra sự an bình trong tâm hồn, giúp cơ thể chống lại một số bệnh nào đấy. Muốn vậy, một trong những biện pháp huy động sức mạnh của hệ miễn dịch là sử dụng phương pháp thiền.
Ngày nay, nhiều người đã lạm dụng quá mức việc điều trị bằng thuốc. Cũng chính sự lệ thuộc vào thuốc ngày càng nặng nề, mà họ quên đi sức mạnh đề kháng bệnh tồn tại ngay bên trong của cơ thể mình. Điều quan trọng là phải bảo đảm cho hệ thống miễn dịch, luôn bảo vệ cơ thể tấn công lại các dịch bệnh.
Đối với những người thường xuyên rèn luyện cơ thể theo phương pháp thiền, sức để kháng của cơ thể sẽ được tăng lên, đồng thời giữ được sự cân bằng tâm lý và thư thái tinh thần, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Khi thiền là lúc cơ thể con người được nghỉ ngơi thư thái. Sự nghỉ ngơi này thoải mái hơn khi chúng ta ngủ và năng lượng trong người được tích tụ lại, để nuôi dưỡng cơ thể cho những hoạt động tiếp theo. Trên thực tế, những người luyện cơ thể theo phương pháp thiền trong thời gian dài thường có lối sống lạc quan, tự tin và làm chủ bản thân trong cuộc sống.
Có nhiều hình thức thiền khác nhau, việc lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp với bản thân là tùy thuộc vào lối sống, sức khỏe và sự tiện lợi của mỗi người. Lời khuyên của các chuyên gia y học là mỗi người nên luyện tập thiền hàng ngày, hoặc đều đặn vài ngày một lần bởi thiền là "vaccine của sức khỏe tinh thần", giúp cho đầu óc con người tỉnh táo và minh mẫn. Không giống như các loại thuốc chữa bệnh, thiền không tạo ra các biến cố hay phản ứng phụ cho cơ thể con người sau mỗi lần tập luyện mà giúp cho cơ thể “giải độc”, sống lành mạnh, sảng khoái và khỏe mạnh.
 
 
 
Lợi ích của Thiền
 
Tâm thức của hành giả tập trung vào những niệm cao cả, mọi tư tưởng vị kỷ, ham muốn, quay cuồng theo dục vọng đều lìa xa
Hành thiền đúng phép có thể đem lại cho người hành thiền những lợi ích như sau:
Các căn được an tịnh, và một cách tự nhiên, hành giả cảm thấy thích thú với thói quen hành thiền hàng ngày.
Lòng từ xâm chiếm tâm của hành giả. Với lòng từ hành giả xa lìa mọi tội lỗi và xem tất cả chúng sanh như là anh chị em.
Những dục vọng làm mệt mỏi và đầu độc thâm tâm như là giận dữ, keo kiệt, kiêu ngạo... dần dần xa lìa tâm của hành giả.
Nhờ hộ trì chặt chẽ các căn, cho nên những niệm ác, xấu không len vào tâm hành giả được.
Với tâm trong sáng và tư thái bình thản, hành giả không còn thèm muốn gì đối với những dục vọng thấp hèn.
Tâm thức của hành giả tập trung vào những niệm cao cả, mọi tư tưởng vị kỷ, ham muốn, quay cuồng theo dục vọng đều lìa xa.
Hành giả không lạc vào chủ nghĩa hư vô, mặc dù thấy rõ mọi sự vật đều không rỗng bèo bọt.
Tuy vẫn còn trong vòng sinh tử luân hồi, nhưng hành giả đã nhận thức rõ con đường giải thoát.
Nhờ đi sâu vào giáo pháp mầu nhiệm, hành giả nương tựa vào trí tuệ của đức Phật.
Vì không còn gì hấp dẫn và làm cho hành giả ham muốn, nên hành giả cảm thấy như con phượng hoàng đã thoát khỏi lưới và đang bay lượn tự do trên bầu trời.
Trong kinh "Thân Hành Niệm" dạy phép tu thiền niệm thân, Phật nói tới 10 công của phép tu thiền niệm thân như sau:
Đối trị tham và sân.
Loại bỏ sợ hãi.
Có thể chịu đựng nóng, lạnh, đói khát, côn trùng quấy nhiễu.
Dễ dàng chứng bốn cấp thiền.
Có thể biến hoá thần thông, theo ý muốn.
Có thiên nhĩ thông, tức là có khả năng nghe những âm thanh mà tai người bình thường không nghe được.
Biết được ý nghĩ của người khác.
Biết được các kiếp sống quá khứ của người khác.
Có thiên nhãn thông, tức là con mắt có thể nhìn thấy các chúng sanh trôi nối theo nghiệp từ đời này qua đời khác.
Ngay trong đời hiện tại, đạt được tâm giải thoát và tuệ giải thoát.
 
 
 
 
Lợi ích của Thiền như thế nào ?
 
Yoga không chỉ dừng lại ở các tư thế asanas. Là một phần cấu thành của Yoga, thiền cũng là một phương pháp mang tính hệ thống và khoa học về tập trung tâm trí. Phản ứng của cơ thể trong khi thực hành thiền định là ngược lại so với phản ứng với những căng thẳng về tâm-sinh lý (stress). Thiền định làm dịu hệ thần kinh trung tâm, nhịp thở, nhịp tim và huyết áp. Thực hành thiền định thường xuyên có tác dụng mở rộng tâm trí, giúp phát triển cảm nhận trực giác nhạy bén hơn và hiểu biết sâu hơn về bản thân cũng như về thế giới xung quanh.
Ai thực hành thiền định đều đặn và đúng phương pháp sẽ đạt trạng thái an bình và hoà hợp nội tâm, và từ đó sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự an vui tràn ngập.
Lợi ích của Thiền
Giải toả căng thẳng và mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ;
Tăng cường sự hoạt bát của cơ thể; giãm cao máu và tâm bệnh;
Tăng cường hệ thống miễn dịch, điều trị các bệnh quá nhậy cảm;
Phát triển trí tuệ;
Tăng cường ý chí, sự tự tin;
Đạt được sự tĩnh tâm;
Phát triển một lối sống lạc quan, hài hòa với môi trường xung quanh;
Phát triển trực giác.
 
 
Lợi ích của thiền định
 
1) Lợi ích thứ nhất của thiền định (jhāna concentration) là hiện tại lạc trú (diṭṭhadhamma sukha vihāra) tức là thọ hưởng hạnh phúc của thiền ngay trong kiếp hiện tại. Điều này muốn nói đến các vị A-la-hán. Mặc dù các vị A-la-hán thuần quán (vipassanaà) đương nhiên có các thiền siêu thế (lokuttāra jhanā), song họ vẫn muốn tu tập các thiền hiệp thế (lokiya jhanā) vì muốn thọ hưởng lạc trú của thiền này. Bởi lẽ họ là các bậc A-la-hán, với các phiền não đã được loại trừ bằng đạo tuệ (điều này cũng có nghĩa là các triền cái của họ đã được đoạn trừ), nên việc tu tập thiền đối với họ rất dễ. Lý do khác nữa để giải thích tại sao họ lại thường phát triển thiền (định) là vì muốn chứng diệt (nirodhānisamsa - diệt thọ tưởng định), một định chứng đòi hỏi phải có sự tinh thông tám thiền chứng.
Phận sự của một vị tỳ khưu là: học kinh điển (pariyatti: pháp học), hành thiền minh sát (patipatti), và đắc bốn đạo, bốn quả (paṭivedha). Đó là những gì các vị A-la-hán đã làm, vì thế không còn việc gì phải làm nữa đối với họ. Họ hành thiền định không vì lý do gì khác hơn là để hưởng thiền lạc (jhānasukha) trong kiếp hiện tại này.
2) Lợi ích thứ hai của thiền định là lợi ích trong việc minh sát (vipassanānisaṁsa): thiền định là một hỗ trợ cho minh sát trí, vì với jhāna (bậc thiền) hành giả có thể thấy danh-sắc chân đế và các nhân của chúng một cách rõ ràng, đồng thời có thể phân biệt tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của chúng (dễ dàng hơn tâm bình thường).
Khi một hành giả đã hành minh sát thấu đáo, đặc biệt là lên đến Đạo Tuệ (magga ñāṇa) và Quả Tuệ (phalañāṇa), hoặc Hành xả tuệ (saṅkhārupekkhā ñāṇa), thì các bậc thiền (jhāna) thường rất vững. Các bậc thiền này làm cho minh sát trí trở nên rõ ràng, trong sáng, mạnh mẽ và đầy năng lực hơn. Minh sát trí mạnh mẽ và đầy năng lực ấy, ngược lại cũng bảo vệ cho jhānas khỏi rơi xuống (bậc thấp).
Hơn nữa, khi hành giả hành minh sát trong một thời gian lâu dài, mệt mỏi có thể phát sinh. Lúc ấy hành giả nên nhập thiền một lúc cho tâm được nghỉ ngơi. Lấy lại sức khỏe xong hành giả có thể chuyển sang minh sát trở lại. Như vậy, mỗi lúc mệt mỏi xảy ra hành giả lại có thể an nghỉ trong bậc thiền của mình.
Thế nên, nhờ định mà minh sát được rõ ràng trong sáng, mạnh mẽ, đầy năng lực và khéo bảo vệ. Đáp lại, minh sát hủy diệt các phiền não ngăn chặn tâm định, và giữ cho nó vững chắc. Samātha (thiền chỉ) bảo vệ thiền quán và ngược lại là thế.
Vả lại, định của bát thiền không chỉ là một hỗ trợ cho việc phân biệt danh-sắc và các nhân của chúng thôi, mà vì tám thiền chứng ấy tự thân chúng còn là “danh”, và được kể vào việc phân biệt danh. Nếu một hành giả đã phân biệt được danh-sắc và các nhân của chúng (kể cả tám thiền chứng) là vô thường, khổ, và vô ngã, lên đến hành xả trí (saṅkhārupekkha ñāṇa), về sau vị ấy có thể duy trì việc phân biệt của mình đối với các hành (danh pháp) của bậc thiền đó chỉ với một trong tám thiền chứng là đủ. Đây là liên kết Chỉ-Quán với nhau (yuganaddha), giống như hai con bò cùng kéo một chiếc xe vậy. Đó là một sự hỗ trợ khác cho việc chứng Đạo, Quả, và Niết-bàn.
3) Lợi ích thứ ba của thiền định là các năng lực thần thông (abhiññānisaṁsa): nếu một hành giả muốn làm chủ các thần thông hiệp thế, như túc mạng thông (pubbenivāsānussati abhiññā), thiên nhãn thông (dibba - cakkhu), thiên nhĩ thông (dibba - sota), tha tâm thông (paracitta vijānama), biến hoá thông (iddhividha), bay trong hư không, đi dưới nước, v.v… hành giả phải tu tập mười kasiṇa và tám thiền chứng theo mười bốn cách.
4) Lợi ích thứ tư của thiền định là cái chúng ta gọi là “một sanh hữu đặc biệt” (bhavavisesāvahānisaṁsa). Đó là, nếu hành giả muốn tái sanh vào một cõi phạm thiên nào đó sau khi chết, hành giả phải tu tập định, như mười kasiṇa, niệm hơi thở, thiền tâm từ. Nhưng để được chắc chắn sinh vào cõi phạm thiên ấy thì thiền (jhāna) phải được duy trì cho đến giây phút chết.
5) Lợi ích thứ năm của thiền định là chứng diệt (nirodhānisaṁsa): sự chứng diệt (tận định) là sự diệt tạm thời của dòng tâm thức (citta), cùng với các tâm sở và sắc chất do tam sanh (cittaja rūpa). “Tạm thời” có nghĩa là chỉ từ một cho tới bảy ngày, tùy thuộc vào quyết định trước của hành giả (adhiṭṭhāna)
Chỉ các vị bất lai (anāgāmi) và A-la-hán mới có thể chứng diệt. Đối với các vị A-la-hán, ngoài lúc ngủ, và ngoài lúc tác ý đến các khái niệm, còn ra, họ chẳng bao giờ ngừng thấy sự sanh - diệt hoặc chỉ sự diệt của danh-sắc và các nhân của chúng, tình trạng này kéo dài suốt ngày lẫn đêm và năm này qua tháng nọ.[26] Đôi khi họ cảm thấy “chán” và chỉ muốn không phải thấy các hiện tượng hay “pháp diệt” (bhanga dhamma) ấy nữa. Nhưng, vì thọ mạng của họ chưa hết, tức là vẫn chưa đến thời để nhập vô dư Niết-bàn - Parirbbāna - của họ. Vì thế, để chấm dứt việc thấy các pháp diệt đó, họ nhập diệt tận định.
 
Trích và dịch từ bài Anh ngữ "Biết và Thấy" - Pháp Thông.
 
 
 
 
Lợi ích mới của Thiền định
Cái lợi lâu dài của thiền là có được cái tâm thanh thản. Nhưng hơn thế, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng thiền giúp tăng cường thể chất não bộ.
 
Thậm chí, một khóa học thiền ngắn cũng giúp tăng cường sự kết nối giữa các vùng vốn điều tiết các phản ứng cảm xúc của não bộ. Điều này sẽ khiến chúng ta dễ dàng giữ được bình tĩnh hơn.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ ở ĐH Orengon (Mỹ) đã tập trung vào những ảnh hưởng của kỹ thuật thiền định được gọi là tích hợp thể trí (IBMT). Dựa trên y học cổ truyền Trung Hoa, IBMT kết hợp tư thế, sự tưởng tượng và thư giãn cơ thể cùng các kỹ thuật thở.
Trong nghiên cứu, những người tập thiền sẽ tham gia tập IBMT 1,5 tiếng mỗi tuần trong vòng 1 tháng. Một nhóm khác cũng được học 11 tiếng nhưng là kỹ thuật thư giãn cơ bản. Ảnh chụp não bộ cho thấy sự kết nối của não bộ ở nhóm IBMT bắt đầu mạnh lên sau 6 tiếng luyện tập. Sự khác biệt này rất rõ ràng sau 11 giờ tập luyện.
“Sự thay đổi cấu trúc” này rõ nhất ở các sợi kết nối với cingulate ở phía trước, phần não bộ giúp điều chỉnh cảm xúc và hành vi. Điều này cho thấy ý nghĩa của nghiên cứu không chỉ còn là giúp người dân giảm căn thẳng. Sự kém hoạt động của cingulate phía trước có liên quan đến mất trí nhớ, rối loạn tăng động, sự mất tập trung chú ý, trầm cảm và tâm thần phân liệt.
Một nghiên cứu trước đó cho thấy chỉ cần 20 phút tập IBMT là đủ để giảm căng thẳng.
Báo cáo được đăng tải trên tạp chí Proceedings của Viện Khoa học Mỹ.

 
 
 
 
Meditation - Benefits and Practice
 
Meditation is the study of techniques to help regulate the brain functions that affect our moods. The brain is the control center of the body. External stimuli perceived by the sensory organs are routed to the brain, and the brain reacts by releasing hormones that act as chemical messages to various organs throughout the body and by sending electrical signals that control the muscles. Physical or mental stress trigger the release of adrenaline which causes an increase in the rate and strength of the heartbeat resulting in increased blood pressure. In contrast, pleasant experiences have a calming influence that lowers blood pressure.
 
 
 
 
Scientific skepticism. Meditation has been practiced for centuries by mystics and religious sects. Many types of meditation make use of mental images that help to focus the mind on specific targets, but which have no basis in science. Taoists believe that the fire energy of the heart flares upward clouding the mind when emotions are not controlled, and through meditation the flow is reversed. In yoga philosophy, there are six major chakras which are centers of energy within a central channel that lead to a seventh chakra at the crown of the head. The non-scientific nature of these dogmas caused scientists to discount the beneficial claims for meditation until it became evident that there were measurable biomarkers.
Scientific Studies. Meditation has been studied scientifically only since the 1970s. Scientific studies focus on the measurable physiological and chemical changes of a subject without regard to the philosophy or religious nature of the imagery used to achieve the meditative state. It is now generally accepted that meditation has some beneficial effects, but the biochemical mechanisms have not been fully identified. It is thought that meditation may influence neurotransmitter chemicals in the brain. One study found that advanced meditators have higher melatonin levels than non-meditators, but that melatonin decreases during long meditation. Serotonin declines after both one-hour meditation and rest, indicating that serotonin may be a marker of general rest and not meditation-specific relaxation. 
Scientific studies have not always been conclusive in favor of meditation. An evaluation of a work site relaxation training program using ambulatory blood pressure monitoring found that the stress management techniques decreased the diastolic blood pressure variability of asymptomatic workers. However, unlike previous studies, no reductions in laboratory blood pressures nor in psychologic symptoms were found.  Hormones have also been proposed as being responsible for the relaxed feelings induced by meditation. One study suggests that just as maternal oxytocin levels are raised by somatosensory stimulation during breastfeeding, oxytocin may also be released by stimuli such as touch or warm temperature in plasma and in cerebrospinal fluid. Consequently, oxytocin may be involved in physiological and behavioral effects induced by social interaction in a more general context. Because of the special properties of oxytocin, including the fact that it can become conditioned to psychological state or imagery, oxytocin may also mediate the benefits attributed to therapies such as hypnosis or meditation. 
These studies are just a few examples of the dozens of research papers that are being published yearly in refereed scientific journals on the effects of meditation. Other studies use a variety of instrumentation, from electroencephalograms (EEG) to computed axial tomography (CAT) scans, in an effort to identify the areas of the brain that are active during meditation. The safety of meditation, which has been reported to induce epileptic seizures, is also being studied[4].  In addition to fundamental research, there are many experiments evaluating meditation as part of complementary and alternative medicine in pain management, for prevention of recurrence of suicidal behavior, and for the reduction of anxiety in terminally ill patients.
How do you Meditate?
Traditional meditation requires four elements:
  • A quiet place free of disturbances or external stimuli
  • A comfortable posture that can be sustained for some time without getting tired or falling asleep
  • An object to dwell upon, such as a mental image or a mantra
  • A passive attitude or relaxed awareness
Meditation good for mental health
 
 
Meditation May Reduce Stress and Improve Health - 
Causes of Fatigue
    
  
Medical Author: Melissa Conrad Stöppler, MD
Medical Editor: Barbara K. Hecht, PhD
 
A simple technique practiced for as few as 10 minutes per day can help you control stress, decrease anxiety, improve cardiovascular health, and achieve a greater capacity for relaxation.
The meditative technique called the "relaxation response" was pioneered in the U.S. by Harvard physician Herbert Benson in the 1970s. The technique has gained acceptance by physicians and therapists worldwide as a valuable adjunct to therapy for symptom relief in conditions ranging from cancer to AIDS.
When our bodies are exposed to a sudden stress or threat, we respond with a characteristic "fight or flight" response. This is sometimes called an "adrenaline rush" because the hormones epinephrine (adrenaline) and norepinephrine are released from the adrenal glands, resulting in an increase in blood pressure and pulse rate, faster breathing, and increased blood flow to the muscles.
The relaxation response is a technique designed to elicit the opposite bodily reaction from the "fight or flight" response -- a state of deep relaxation in which our breathing, pulse rate, blood pressure, and metabolism are decreased. Training our bodies on a daily basis to achieve this state of relaxation can lead to enhanced mood, lower blood pressure, and reduction of lifestyle stress.
The relaxation response technique consists of the silent repetition of a word, sound, or phrase while sitting quietly with eyes closed for 10 to 20 minutes. This should be done in a quiet place free of distractions. Sitting is preferred to lying down in order to avoid falling asleep. Relax your muscles starting with the feet and progressing up to your face. Breathe though your nose in a free and natural way.
You can choose any word or phrase you like. You can use a sound such as "om," a word such as "one" or "peace," or a word with special meaning to you. Intruding worries or thoughts should be ignored or dismissed to the best of your ability by focusing on the repetition. It's OK to open your eyes to look at a clock while you are practicing, but do not set an alarm. When you have finished, remain seated, first with your eyes closed and then with your eyes open, and gradually allow your thoughts to return to everyday reality.
The technique requires some practice and may be difficult at first, but over time almost anyone can learn to achieve the desired state of relaxation. Dr. Benson, who originally described the technique, recommends practicing the technique once or twice a day. He recommends not practicing the relaxation response within two hours after eating a meal because the digestive process may interfere with the technique.
The relaxation response can also be elicited through other meditative and relaxation techniques. No matter how the relaxation state is achieved, the physical and emotional consequences of stress can be reduced through regular practice.
 
Reference:
 
 
__._,_.___
************************




Các bài mới trong mục này 

sự tích “ chuyện đưa tăm là ghét nhau", [14-07-2013]
T́m địa chỉ trên Thế Giỏ́i (BT Suu Tam), [10-07-2013]
Du lịch thế giới trên computer (Suu Tam ), [10-07-2013]
Sức Khoẻ và Đời Sống 10 lư do tắm nước lạnh tốt cho sức khỏe N.D - TTVN , [10-07-2013]
GPS LÀ G̀, NGUYÊN LƯ HOẠT ĐỘNG CỦA GPS NHƯ THẾ NÀO, [14-04-2013]
12 con giáp (Suu Tam), [02-03-2013]
Phương-thức Kiểm-soát tờ 100 USD Dollar Thật hay Giả. , [22-02-2013]
24 Chữ Cái tuyệt vời (Suu Tam), [22-02-2013]
The seven wonders of the world (Suu Tam - Internet), [22-02-2013]
- Thông tin các quốc gia trên thế giới, [22-02-2013]
Các bài khác »
Disclaimer: The above information are collected from various sources in internet.We will not be liable for indirect, special, or consequential damages (or any loss of revenue, profits, or data) arising in connection with these news. We are not news publisher or editor.

 

 

New Page 1


Copyright © 2006-2014. Vơ Tánh - Nữ Trung Học Nha Trang Viễn Xứ. www.VTNTHNTVienXu.com. All rights reserved
.